Giun là một loại kí sinh trùng đường ruột phổ biến, tập trung chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao, nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong, như: thiếu máu nặng do giun móc
Dưới đây là một số loại giun gây bệnh hay gặp ở nước ta.

Giun đũa

Giun đũa là một loại ký sinh trùng có tên là Ascarris Lumbricoides. Đây là một giun to sống chủ yếu ở ruột non, là loại giun khá phổ biến, đặt biệt ở trẻ em. Khoảng ¼ dân số trên thế giới bị nhiễm giun, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Một số loại giun gây bệnh thường gặp - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Sức khỏe gia đình
Giun đũa
Chu trình phát triển của giun đũa là chu trình trực tiếp, chỉ qua một ký chủ. Trứng giun đũa có khả năng chịu đựng cao trong môi trường bên ngoài, khi trứng theo phân ra ngoài sau 3 tuần lễ, phôi thành hình và đây là giai đoạn trứng giun có khả năng gây nhiễm. Trứng có phôi gây nhiễm cho người theo con đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống, rau quả, tay bẩn. Giun lây lan chủ yếu do rau cải hoặc trái cây bị vấn bẩn, có chứa trứng giun.
Nhiều khi người bệnh nhiễm giun đũa không có triệu chứng rõ rệt. Giai đoạn đầu là giai đoạn di chuyển của ấu trùng giun đũa với ho khan, sốt nhẹ và đau ngực, ngứa ngoài da. Giai đoạn sau là giai đoạn giun đã trưởng thành với các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, ăn không ngon và thường là có những triệu chứng thần kinh như bực dọc, khó chịu, trẻ ngứa mũi, hay hốt hoảng, nghiến răng, ứa nước miếng, thích nằm sấp.

Giun móc và giun mỏ

Một số loại giun gây bệnh thường gặp - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Sức khỏe gia đình
Giun móc

Bệnh giun móc và giun mỏ là 2 loại giun tròn thuộc họ Ancylostomidae ký sinh ở người. Có thể phân biệt dễ dàng về hình thể của giun móc và giun mỏ, tuy nhiên về sinh học, dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh của 2 loại giun này gần giống nhau nên chúng được xếp chung vào một nhóm. Giun móc / giun mỏ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và qua da. Giun móc/ giun mỏ hút máu ở tá tràng và tiết ra độc tố ức chế quá trình đông máu, gây chảy máu kéo dài. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể có các rối loạn thần kinh như nhức đầu, dễ quên, giảm trương lực cơ…

Giun kim

Giun kim là một loại kí sinh trùng đường ruột có tên khoa học là Enterobius vermicularis. Giun kim cái chỉ đẻ trứng về đêm ở các nếp nhăn của hậu môn vật chủ nên thường không thấy trứng giun trong phân. Người nhiễm giun kim dễ bị tự tái nhiễm nếu dùng tay gãi hậu môn có trứng giun sau đó cầm thức ăn, uống, mút tay ở trẻ nhỏ hoặc nhiễm trùng ngược dòng do trứng giun kim có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành ấu trùng cử động được tại các nếp nhăn hậu môn của vật chủ. Giun cái ra rìa hậu môn đẻ trứng, gây ngứa, đôi lúc gây sưng tấy quanh hậu môn.
Một số loại giun gây bệnh thường gặp - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Sức khỏe gia đình

Giun kim

Người bệnh, đặc biệt là trẻ em hay bị mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn nhất, đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng. Các bé mắc bệnh hay chán ăn, ăn không tiêu, đau bụng âm ỉ, buồn nôn hoặc nôn, da xanh, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Cha mẹ cần có kế hoạch tẩy giun cho con theo định kỳ, đảm bảo phòng tránh bệnh giun cho trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top