Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng ốm vặt thường xuyên hơn ở trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ. Khi ốm trẻ thường ít ăn, không ăn gây nên chứng biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể trẻ cũng giảm theo.

Khái niệm biếng ăn được quy ước là khi trẻ em không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng ăn thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.
Trẻ biếng ăn, ăn ít, gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng… Thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và bé lại càng biếng ăn hơn sau các đợt bệnh đó.
Tổng hợp thông tin về trẻ biếng ăn

Một số thống kê về tình trạng biếng ăn ở trẻ:

- Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6% - 22% chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index) so với trẻ ăn uống bình thường.
- Chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với những bé ăn uống bình thường (110 điểm).
- Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc hay mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… và thường tần suất ốm đau gặp phải nhiều lần hơn so với trẻ bình thường cùng lứa.
- Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 50 % trẻ em Việt Nam thiếu vi chất, hiện vẫn còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân của tình trạng này là do bé bị “đói” các vi chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng, phát triển chiều cao…
*Như vậy những trẻ biếng ăn, trẻ có sức đề kháng kém, khả năng hấp thu & chuyển hóa dinh dưỡng không tốt dẫn đến trẻ sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương, thiểu năng trí tuệ...
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú, nhưng đến khi 2-3 tuổi, có đến 30-40% trẻ biếng ăn. Điều này chứng tỏ nguyên nhân phần nhiều do môi trường sống của trẻ gây ra

Tổng hợp nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em

Tổng hợp thông tin về trẻ biếng ăn-nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ
-    Tình trạng nhiễm khuẩn (dẫn tới ức chế các enzym tiêu hóa) hay gặp trong viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.
-    Do đau trong viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng.
-    Do thiếu các enzym tiêu hóa (trong trường hợp thiếu các vitamin hay các yếu tố vi lượng cấu thành các enzym) hay gặp là thiếu vitamin B1, Fe, kẽm…
-    Do tâm lý trong những trường hợp không khí ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo.
-    Hoặc khi thời gian ăn kéo dài hay trẻ chỉ được ăn rất ít loại thức ăn.
Các nguyên nhân này thường dễ dàng được phát hiện và khắc phục. Tuy nhiên, đa số trẻ biếng ăn do một nguyên nhân khác mà các bậc cha mẹ thường khó phát hiện ra đó là sự thiếu hụt lớn về lượng kẽm trong huyết thanh. Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng này chiếm đến 50% nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Thiếu kẽm thường khiến trẻ bị rối loạn vị giác, đồng thời làm suy thoái quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ, những trẻ thiếu kẽm thường bị tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.
Hậu quả quan trọng của biếng ăn không chỉ là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng nặng và kéo dài mà còn đồng thời ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý trẻ do bị la mắng nhiều và tâm lý cha mẹ do lo lắng. Đặc biệt, những trường hợp mẹ đang nuôi con bú nếu lo lắng sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa.

Điều trị trẻ biếng ăn

Nguyên tắc điều trị: Quá trình điều trị đòi hỏi rất tinh tế và kiên trì. Không nên tạo ra ngay một sự thay đổi quá lớn với chế độ ăn hiện tại mà nên áp dụng dần dần cho đến khi lượng ăn đạt được yêu cầu. Trong trường hợp có bệnh lý kèm theo, không nên uống quá nhiều loại thuốc để điều trị triệu chứng lâm sàng. Bước đầu chỉ nên có một sự can thiệp nhỏ, áp dụng các tiến trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Chế độ ăn điều trị trẻ biếng ăn chậm lớn
Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
Đối với trẻ lớn hơn, đã ăn bổ sung: nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.
Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng: Các loại thực phẩm giàu chất đạm: sữa mẹ, sữa bột công thức, trứng, thịt, cá. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top