Dưới 3 tuổi trẻ thường dễ mắc bệnh còi xương. Đặc biệt là ở trẻ sinh đôi, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ quá bụ bẫm và trẻ sinh vào mùa đông.Giai đoạn dưới 3 tuổi hệ xương của trẻ phát triển nhanh nhưng lượng cung cấp canxi thiếu hụt lớn gây lên bệnh còi xương ( gây xốp xương ,dễ gãy ).Còi xương gây ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển thể chất,tinh thần và vận đông ở trẻ.

Tìm hiểu về bệnh còi xương ở trẻ dưới 3 tuổi

Trẻ thiếu canxi

Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ dưới 3 tuổi :

Cần phân biệt rõ giữa bệnh còi xương và bệnh suy dinh dưỡng.Bệnh suy dinh dưỡng là do chế độ ăn thiếu calo, protein…làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất gây lên tình trạng thấp còi ở trẻ.

Bệnh còi xương hoàn toàn có thể gặp ở cả trẻ ăn uống đầy đủ,bụ bãm có cân nặng còn cao hơn ở trẻ bình thường.Nguyên nhân dẫn tới còi xương bao gồm :

Tìm hiểu về bệnh còi xương ở trẻ dưới 3 tuổi

Bệnh còi xương ở trẻ

Thiếu vitamin D do thiếu ánh sáng mặt trời:

Tình trạng  trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn ,che chắn quá kỹ  cho cả trẻ và mẹ trong thời gian mới sinh hoặc không có điều kiện cho trẻ tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

-  Trong thời gian mẹ mang thai bị thiếu hụt Vitamin D:

Thời gian mang thai trẻ hấp thụ toàn bộ dinh dường từ người mẹ qua nhau thai.Tình trạng thiếu vitamin D ở người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi gây rối loạn và phá vớ cấu trúc cân bằng canxi ở mô của thai nhi.Do thiếu vitamin D nên hàm lương vitamin D trong sữa mẹ thấp càng gây lên tình trạng thiếu lại càng thiếu Vitamin D ở trẻ.Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng còi xương sớm ở trẻ sơ sinh .

-  Trẻ ăn bột sớm gây thiếu Canxi và vitamin D, tỷ lệ canxi/photpho thấp.

Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

- Trẻ suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ còi xương:

Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp:

 (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

- Có hội chứng kém hấp thu: 

Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Khắc phục và điều trị bệnh còi xương ở trẻ dưới 3 tuổi:

Triệu chứng của trẻ bị còi xương

Mức độ 1: Trẻ quấy khóc đêm, hay giật mình khi ngủ, bứt rứt, ra nhiều mồ hôi, đặc biệt mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vùng gáy là những dấu diện của còi xương ở mức độ môt.
Từ mức độ 2 trở lên.Tùy theo lứa tuổi mà trẻ có những biếu hiện khác nhau nhưng chung nhất là  triệu chứng xương sọ mềm, xương cổ tay, cổ chân to, bẹt; thóp lâu không đóng lại; chậm biết ngồi, biết đi; chậm mọc răng; hay bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống, xương lồng  ngực nhô ra, sờ thấy có chuỗi hạch, xương hông có thể bị biến dạng. Các dây chằng và cơ lỏng lẻo, trẻ có thể có tư thế hơi gù. Trẻ có thể có kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hoá kéo dài.

Cham soc tre

Nếu được khám và làm xét nghiệm ở bệnh viện sẽ thấy lượng can-xi máu ở giai đoạn đầu bình thường, giai đoạn hai thì dưới mức bình thường và có thể dẫn tới chứng co giật (cơn tetani).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top