Càng lớn trẻ càng học được cách nói không và thích thú khi làm điều đó- trẻ biếng ăn là một trong những khả năng có thể xảy ra. Cha mẹ có xu hướng lo lắng khi con từ chối ăn nhiều-biếng ăn hơn là khi con không muốn đi tất hay đội mũ. Với trẻ tất cả những điều đó chỉ như một trò chơi và bạn phải làm gì khi trẻ biếng ăn. Nếu bạn thấy mỗi bữa ăn như một cuộc chiến giữa mình và trẻ, hãy bình tĩnh và nhớ rằng:  Bạn chỉ có trách nhiệm cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con mình nhưng việc lựa chọn loại thức ăn nào và ăn bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào trẻ.

Ai mới là người quyết định trẻ ăn bao nhiêu là đủ?

Lượng thức ăn trẻ ăn có thể thay đổi mỗi ngày, và cha mẹ thường lo lắng không cần thiết khi thấy trẻ ăn ít đi.

Một sai lầm phổ biến của các cha mẹ là cho rằng mình biết trẻ phải ăn bao nhiêu mới là đủ. Bạn có thể đã có sẵn trong đầu một lượng thức ăn bạn muốn con mình phải ăn trong một bữa, đó có thể là những món bạn đã mất nhiều công sức nấu nướng, hay là mức ăn của đứa trẻ hàng xóm hoặc là lượng thức ăn con bạn vẫn ăn hàng ngày. Vấn đề ở đây là khẩu vị của con bạn thay đổi rất nhiều theo từng ngày và phụ thuộc cả vào cảm xúc của chúng ở thời điểm đó.

Làm gì khi trẻ biếng ăn


Làm gì khi trẻ biếng ăn

Chăm sóc trẻ

Ảnh(st). Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con khi trẻ nói rằng đã ăn đủ rồi

Điều quan trọng là cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con khi trẻ nói rằng đã ăn đủ rồi. Cha mẹ thường cố gắng ép con ăn thêm, mất nhiều thời gian và công sức để dỗ dành trẻ ăn song chỉ khiến cả bản thân lẫn con mình thêm mệt mỏi mà không đem lại hiệu quả. Điều này cứ lặp đi lặp lại khiến trẻ bắt đầu coi mỗi bữa ăn như cực hình và luôn lo sợ, lẩn tránh mỗi khi đến giờ ăn.

Làm thế nào để tránh được chuyện này?

Đừng lo lắng quá nhiều về sức ăn của con mình. Một số trẻ cần lượng thức ăn để phát triển bình thường ít hơn những trẻ khác. Khi trẻ có những biểu hiện dưới đây nghĩa là con bạn muốn nói rằng chúng đã ăn đủ rồi:

  • Liên tục quay đầu đi nơi khác.
  • Đẩy thìa hoặc đĩa ra chỗ khác.
  • Chớ thức ăn ra.
  • Ngậm thức ăn trong mồm không chịu nuốt.
  • Kêu khóc.
  • Nôn mửa.

Tôn trọng quyết định của trẻ và dọn phần thức ăn còn thừa đi, không cần thể hiện với trẻ rằng bạn lo lắng hay buồn vì con không ăn như bạn muốn. Về lâu dài trẻ sẽ học được rằng chúng cần ăn bao nhiêu là đủ. Trẻ lớn lên mà không biết được khi nào là no sẽ ăn nhiều hơn mức cần thiết dẫn đến thừa cân, thậm chí béo phì.

Hãy nhớ khen ngợi con mình bằng lời nói cùng với nụ cười khi trẻ ăn. Nếu trẻ chỉ nhận được sự quan tâm của bạn khi trẻ từ chối ăn, rất có thể trẻ sẽ cố tình không ăn để thu hút sự chú ý của bạn.

Trẻ không cần phải ăn khỏe vào mọi bữa trong mọi ngày. Lượng dinh dưỡng con bạn cần mỗi ngày để có thể phát triển khỏe mạnh chỉ là số lượng tính toán trung bình. Hầu hết chất dinh dưỡng được dự trữ trong cơ thể và được sử dụng dần dần. Xương của con bạn vẫn có thể phát triển bình thường nếu chúng dừng uống sữa một ngày. Bạn nên thấy hài lòng nếu trong khoảng thời gian hai tuần hoặc hơn, con bạn có thể ăn khỏe trong một số ngày và ăn ít hơn vào một số ngày còn lại, trung bình trẻ vẫn sẽ nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu bữa ăn luôn cân đối và giàu dinh dưỡng, trẻ sẽ nhận được dưỡng chất khi nào trẻ ăn khỏe.

............(Còn tiếp)  phần 2

Người sưu tầm và dịch

Đỗ Thùy Linh

Nguồn tham khảo: http://amigopharma.vn/tre-bieng-an/lam-gi-khi-tre-bieng-an-n40-83

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top