Xơ vữa mạch vành là do rối loạn chuyển hóa lipit trong thân thể, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, lâu dần thành mạch bị mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch làm ngăn trở tuần hoàn. Chứng bệnh này thường gặp ở những người trung và cao tuổi. Với lối sống như hiện kết hợp với cách ăn uống không lành mạnh thì bệnh xơ vữa mạch vành đang càng ngày càng tăng lên. Trong Đông y thì chứng bệnh này được sếp vào khuôn khổ chứng tâm thống.
Triệu chứng thường gặp của bệnh xơ vữa mạch vành thường là: đau trong lồng ngực, khó thở, hồi hộp, thường mất ngủ lo âu, ngủ không ngon giấc. Cơn đau do xơ vữa mạch vành gây ra thường đau đột ngột, đặc biệt thường xuất hiện khi làm việc gắng công, bị nhiễm lạnh, ăn quá no hoặc do ý thức bị kích động. Sau đây là một số bài thuốc Đông y được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa mạch vành.
Bài 1
Bài thuốc này là sự kết hợp của 14 loại thảo dược trong Đông y. Nó có tác dụng hoạt huyết thông mạch và chống co thắt.
Các loại thảo dược được dùng trong bài thuốc này bao gồm: xuyên khung 10g, ích mẫu 12g, phục thần 10g, lạc tiên 16g, long nhãn 12g, đại táo 10g, đinh lăng 16g, hoàng kỳ 12g, tang diệp 20g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 14g, hà thủ ô 16g, cam thảo 12g.
Bệnh nhân nên sắc 1 thang chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bài 2
Bài thuốc này được kết hợp từ các loại thảo dược sau: 15g cát căn, 10g tầm sen, 16g hắc táo nhân, 20g tang diệp, 20g bồ công anh, 16g hà thủ ô, 4g đại hoàng, 15g đương quy, 12g thục địa, 15g ngũ gia bì, 12g ích mẫu, 10g cam thảo, 10g hồng hoa, 20g tô mộc. Sau khi kết hợp các vị trên thành 1 thang thuốc thì người bệnh nên sắc ngày 1 thang chia làm 2 lần uống sẽ có tác dụng hoạt huyết thông mạch và chống co thắt.
Bài 3
Bài thuốc này là sự kết hợp của 13 loại thảo dược khác nhau. Theo Đông y thì bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, dưỡng tâm, chống co thắt mạch vành.
Các loại thảo dược được sử dụng bao gồm: xuyên khung 10g, đương quy 16g, đinh lăng 20g, bạch thược 12g, thục địa 12g, liên nhục 16g, tâm sen 10g, lạc tiên 20g, cát căn 20g, trúc diệp 16g, tô mộc 20g, cam thảo 10g, huyết đằng 12g.
Với bài thuốc này bệnh nhân nên sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống. Nên uống liên tiếp trong nhiều ngày để phát huy tác dụng.
Ngoài các bài thuốc Đông y giúp tương trợ điều trị bệnh xơ vữa mạch vành thì bệnh nhân nên kết hợp với các món ăn sau để tăng hiệu quả điều trị.
Cháo chim bồ câu- táo nhân:
Là món ăn được phối hợp giữa chim bồ câu và táo nhân. Chim bồ câu có tác dụng bổ dưỡng ngũ tạng, lưu thông mạch máu còn táo nhân sao đen lại có tác dụng dưỡng tâm an thần. Món ăn này vừa thơm ngon vừa được dùng để cải thiện tâm khí, tốt cho người hay hoảng hốt, lo âu, tâm thần hao tán, đau vùng ngực, khó thở, giúp cho người bệnh có giấc ngủ ngon.
Cách chế biến: Chim bồ câu 1 con vặt lông loại bỏ ngũ tạng, băm nhỏ nêm gia vị sau đó cho vào xào chín kỹ, dùng 80g gạo tẻ đãi sạch nấu thành cháo. Táo nhân 20g sao đen tán bột mịn. Khi cháo nhừ thì cho chim bồ câu đã xào và táo nhân đã tán bột vào trộn đều, đun sôi lại là được.
Cháo tim lợn, lạc tiên:
Nguyên liệu bao gồm: 1 quả tim lợn, 80g gạo tẻ, 40g lạc tiên phơi khô, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Lạc tiên cho vào ấm nấu sôi khoảng 20 phút thì chắt lấy nước bỏ bã. Dùng nước luộc lạc tiên để hầm gạo thành cháo cho chín kỹ. Tim lợn thát lát mỏng ướp gia vị rồi xao chín, sau đó cho vào cháo đun sôi lại là được. Món ăn này nên ăn nóng chia làm 2 lần ăn sáng và chiều trong ngày.
Công dụng: Tim lợn có tác dụng bổ tâm huyết, lạc tiên có tác dụng an thần. vì thế món ăn này rất tốt cho người bị đau ngực, hồi hộp lo lắng, rạo rực, thiếu máu cơ tim, giấc ngủ không ngon.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét