Thiếu máu có thể bị xem là vấn đề nhỏ, nhưng nên nhớ rằng các bé sơ sinh thiếu máu khi lớn lên sẽ là những đứa trẻ thiếu máu mãn tính. Và hậu quả của nó ở trẻ lớn có thể liên quan tới chứng mệt mỏi kéo dài, tới bệnh tim, và ảnh hưởng tới khả năng học tập của bé.

Nhiều cha mẹ có con 10 tháng tuổi băng khoăn rằng: Tại sao con họ có thể hấp thu sữa trong các món ăn mà lại không thể uống được sữa “của người lớn”??? Giải pháp là gì? BS Nhi sẽ gợi ý một lộ trình giúp bé chuyển từ sữa bột sang sữa tươi từ từ.


Nếu có một cuộc trắc nghiệm dành cho các bậc cha mẹ, thì có lẽ đây sẽ là câu hỏi được quan tâm nhất: Tại sao em bé 10 tháng có thể uống sữa công thức (thường là làm từ sữa bò)mà lại không thể uống được sữa tươi (cũng là từ bò) cho đến tận khi bé tròn 1 tuổi? Đâu là điều khác biệt?

 Vấn đề là gì?

Thực sự thì hầu hết sữa công thức của trẻ em đều là từ sữa bò. Nếu bạn cho con bú, thì sữa bò sẽ từ bạn chuyển sang cho em bé từ món mỳ ống hay món bánh sữa bạn ăn trước khi cho con bú. Nếu bạn nuôi bộ, thì sữa bò tất nhiên là từ các loại nhãn hiệu sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Nhận thấy sự giống nhau khá rõ ràng của hai loại sữa công thức và sữa tươi, nhiều người đã hỏi tôi tại sao không thể cho con họ chuyển sang uống sữa tươi trước khi bé được 1 tuổi. Vì nó rõ ràng là giúp bố mẹ tiết kiệm được kha khá tiền. Có bất lợi gì nếu chọn giải pháp đó không?

Thực sự thì những vấn đề về lượng chất béo, lượng vitamin khác nhau, hay lo lắng về bệnh bò điên chỉ là những bất lợi hiển nhiên; nhưng sẽ là nhỏ nhặt thôi nếu so với chứng đường huyết thấp hay chứng thiếu máu (lượng hồng cầu thấp. Đó mới là mối quan tâm thực sự khi cân nhắc cho bé uống sữa bột hay sữa tươi.

 Những con số nói lên điều gì?

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu ở nhóm trẻ 1 tuổi tại Mỹ là từ 15 – 30%. Hiện nay, tỷ lệ này ở một số nơi trên dưới 3%. Vậy nhân tố cải thiện chủ yếu tình trạng trên là gì? Việc bổ sung chất Sắt vào sữa công thức và những khuyến cáo của các BS Nhi về việc trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hay dùng các loại sữa có bổ sung chất sắt cho đến 12 tháng tuổi, bắt đầu từ năm 1971, chính là hai nguyên nhân chủ yếu.

Một số gợi ý là từ bài tham luận về đề tài này của TS . Howard A. Pearson đến từ New Haven, Connecticut. Trong nghiên cứu của mình, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng sữa bò là nguồn chính trong chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi có liên quan đến các dấu hiệu của chứng thiếu máu. Nguyên nhân, như ngày nay chúng ta đã biết, là do bị kích thích niêm mạc ruột và kết quả của việc đào thải một lượng nhỏ máu vào trong phân. Trẻ lớn hơn thì ít bị hơn.

 TS. Pearson phát hiện ra rằng càng cho trẻ uống sữa tươi sớm, thì khả năng bị thiếu máu càng cao. Ví dụ, các bé mới 6 tháng tuổi mà đã chuyển từ sữa bột sang sữa tươi thì khả năng bị thiếu máu là cao hơn so với bé 1 tuổi. Thêm nữa, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện đủ để tiếp nhận lượng protein trong sữa tươi.

 Những điều bố mẹ nên biết

Cái gì làm cho sữa công thức khác với sữa tươi? Thứ nhất, sữa bột được xử lý ở nhiệt độ cao, giúp làm biến đổi protein có trong sữa tươi một cách từ từ. Điều này làm cho protein, là nguyên nhân thường gây dị ứng ở một số bé, sẽ “dịu” hơn, mà vì thế mà nhiều dưỡng chất hơn. Điều đó cũng tương tự với việc bổ sung chất Sắt. Một lượng nhỏ chất sắt sẽ bổ sung vào lượng sắt các bé tích trữ trong cơ thể, và nhanh chóng làm giảm các chứng sau khi sinh, bao gồm việc giảm sản sinh các tế bào máu đỏ và làm tăng lượng trao đổi hồng cầu. Và không phải là cho con uống sữa có chất sắt sẽ làm bé bị táo bón vì quá thừa sắt, vì lượng sắt trong sữa không thể nhiều đến mức có thể gây nên chứng đó.

Một số cha mẹ lại thắc mắc rằng: “Nhưng rõ ràng là các bé từ 9 tháng đã có thể ăn phô mai nghiền hay ăn mỳ ống rắc phô mai rồi. Đó cũng là sữa bò mà!”Trong trường hợp này, thì vấn đề chính là số lượng. Một lượng nhỏ phô mai không phải là vấn đề lớn với các bé ở tháng tuổi này, nhưng nếu cho bé ăn hơn 700ml sữa tươi một ngày thì sẽ là quá nhiều. Sự kích thích của protein trong sữa tươi có thể làm hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, và gây ra chứng thiếu máu nhẹ. Lượng máu thiếu hụt này ko lớn để cha mẹ có thể nhận ra, nhưng đủ để gây ra chứng thiếu máu ở trẻ vì bị đào thải một lượng sắt liên tục.

Thiếu máu có thể bị xem là vấn đề nhỏ, nhưng nên nhớ rằng các bé sơ sinh thiếu máu khi lớn lên sẽ là những đứa trẻ thiếu máu mãn tính. Và hậu quả của nó ở trẻ lớn có thể liên quan tới chứng mệt mỏi kéo dài, tới bệnh tim, và ảnh hưởng tới khả năng học tập của bé. Vì thế việc ngăn chặn thiếu máu ngay từ những năm đầu đời là rất quan trọng.

 Các bác sĩ có thể giúp gì?

Hầu hết các BS đều đồng ý là 3% nguy cơ thiếu máu cũng là nghiêm trọng với con trẻ. BS Nhi sẽ kiểm tra lượng sắt mà bé tích trữ trong kỳ khám sức khỏe toàn thể đầu tiên khi bé được 1 tuổi. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thì sẽ cần phải thử máu, và khi đã xác định thì bé cần được bổ sung sắt trong 3 tháng liên tục.

Nguồn: amigopharma.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top