Mùa tựu trường là thời điểm dễ bùng phát bệnh hen. Nguyên nhân là do tại thời điểm này một số yếu tố bên ngoài bao gồm dị nguyên đường hô hấp, các nhiễm trùng vi-rút và các chất kích thích từ môi trường kết hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh hen.

Phòng chống bệnh hen mùa tựu trường
Sau một thời gian dài đóng cửa, các trường học có thể làn ơi ẩn náu của dị nguyên hô hấp, nấm mốc, mạt nhà, lông vật nuôi và thậm chí là cả gián và chuột. Việc phơi nhiễm với các tác nhân này có thể gây ra những triệu chứng nặng ở trẻ.
Bên cạnh đó, mặc dù “mùa cúm” thường được cho là mùa đông song nhiễm trùng virus dễ lây lan này cũng dễ xảy ra vào tháng 9 và trường học là môi trường “lý tưởng” để lây truyền bệnh. Các nhiễm trùng đường hô hấp sẽ làm tăng tần suất và mức độ nặng của các triệu chứng hen. Ngoài ra, các chất dạng hạt trong không khí như bụi phấn, khít xịt và các chất kích thích khác gây viêm mũi có thể dẫn tới bùng phát các đợt bệnh hen.
Vậy các bậc cha mẹ nên làm gì?
Chuẩn bị tốt là điều vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe trước khi trở lại trường học và thảo luận với bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ bị hen và dị ứng.
Sau khi tìm hiểu các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định các tác nhân có thể góp phần gây ra những triệu chứng giống hen hoặc dị ứng ở trẻ. Nếu xét nghiệm xác định độ nhạy dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ về cách kiểm soát tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Mặc dù loại bỏ toàn bộ mạt nhà (một tác nhân gây dị ứng thường gặp) khỏi trường học là điều gần như không thể song giảm nguy cơ trẻ bị phơi nhiễm tại nhà sẽ là nhiệm vụ dễ dàng hơn. Ví dụ, sử dụng vỏ gối chống dị ứng có thể giảm đáng kể nguy cơ phơi nhiễm mạt nhà. Vì các triệu chứng dị ứng thường xảy ra do tiếp xúc kéo dài nên việc tránh các dị nguyên vào buổi tối có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn trong suốt cả ngày.
Tương tự như vậy với nấm mốc và các dị nguyên khác. Việc kiểm soát nấm mốc tại nhà (nhà tắm hoặc phòng ngủ) sẽ dễ dàng hơn là tại trường. Điều quan trọng để giảm nguy cơ phơi nhiễm dị nguyên là phải biết được tác nhân gây ra để đặc biệt nhắm tới.
Nếu bạn không chắc về các nguy cơ của con thì hãy nói chuyện với bác sĩ về tiền sử bệnh của con và cân nhắc làm xét nghiệm. Bạn có thể phối hợp cùng bác sĩ để xác định những yếu tố có thể tác động đến trẻ và lên kế hoạch phòng ngừa tốt hơn.

theo: tapchiyduoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top