Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 – 45% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1- 5, đây là số liệu vừa được công bố tại Hội thảo giới thiệu quyển sách Chẩn Đoán và Điều Trị Các Rối Loạn Nuôi Ăn ở Trẻ Nhũ Nhi và Trẻ Nhỏ tại TPHCM và Hà nội. Hội thảo thu hút hơn 1.000 các bác sĩ chuyên khoa Nhi và các chuyên gia dinh dưỡng trong toàn quốc.
Còn tại  Việt Nam, theo nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1 – 6 là 38%. Quan trọng hơn, có 40% những bé biếng ăn này có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi
Theo thống kê, trẻ thường mắc chứng biếng ăn ở độ tuổi từ 2 đến 3, tuy nhiên một số trường hợp kéo dài đến tầm 7 tuổi
Độ tuổi dễ mắc chứng biếng ăn là từ 1- 6 tuối nhưng được chia ra 2 trường hợp cụ thể .

Độ tuổi bắt đầu chuyển sang ăn dặm trẻ dễ mắc chứng biếng ăn

Độ tuổi ăn dạm trẻ dễ mắc chứng biếng ăn
Ảnh (st).Độ tuổi ăn dạm trẻ dễ mắc chứng biếng ăn
Ở độ tuổi này trẻ được cha mẹ tập cho ăn các món ăn từ mềm đến cứng phù hợp với độ tuổi. Nguyên nhân gây biếng ăn trong giai đoạn này:
-       Do thay đổi cách ăn- thay vì bú mẹ trẻ phải học ăn các loại thức ăn mơi, trẻ cần có thời gian thích nghi và tập làm quen. Trẻ chưa thích ứng và không thích đồ ăn hoặc do cảm giác lười ăn (lười nhai) mang lại.
-       Do thức ăn không hợp khẩu vị, mùi vị lạ trẻ không thích dẫn đến ngán và sợ thức ăn. Nhưng cha mẹ lại không rõ và không chú trọng đổi món cho trẻ trong thời gian dài.
-       Do việc cho trẻ ăn dặm không đúng cách và tâm lý trẻ bị ép buộc, dụ dỗ lừa gặt để ăn thức ăn mà trẻ không thích trong thời gian dài.Gây ức chế tâm lý và chứng biếng ăn như một phản xạ chống đối.
-       Do thiếu vi chất cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân từ việc cha mẹ ăn uống thiếu chất hoặc do nguồn thực phẩm và cách chế biến không đúng cách làm cho chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn giảm xuống. Dần dần kết hợp với yếu tố tâm lý  làm cho trẻ mắc chứng biếng ăn khó khắc phục.

Trẻ ở độ tuổi đi nhà trẻ dễ mắc chứng biếng ăn

Độ tuổi đi nhà trẻ hiện nay thường  từ 2-3 tuổi. Tùy vào điều kiện kinh tế, gia đình có thể sớm hơn là từ 1 tuổi thậm trí là trẻ 6 tháng tuổi. Việc thay đổi đột ngột môi trường, thói quen sinh hoạt cũng như khẩu vị thức ăn là nguyên nhân gây biếng ăn thường gặp ở độ tuổi này.
độ tuổi đi nhà trẻ, trẻ dễ mắc chứng biếng ăn
Ảnh (st).Ở độ tuổi đi nhà trẻ, trẻ dễ mắc chứng biếng ăn
-       Biếng ở ở độ tuổi đi nhà trẻ do thay đổi môi trường. Việc trẻ đang ở tại gia đình có thói quen ăn uống mà cha mẹ phải mất khá nhiều thời gian hình thành, uốn nắn cho trẻ bị phá vỡ ngay trong giai đoạn đi nhà trẻ. Trẻ ở nhà có thể được bố mẹ cho ăn vào giờ khác so với giờ trên trường, những yếu tố như bạn bè, chơi đùa trong lớp cũng ảnh hướng đến thói quen ăn uống. Việc ăn ít, bỏ ăn kéo dài hình thành chứng biếng ăn ở trẻ.
-       Thói quen sinh hoạt thường ngày bị thay đổi cũng là yếu tố gây biếng ăn ở độ tuổi này. Trẻ ở nhà ăn sớm hơn hoặc giờ ăn khác so với giờ ăn trên lớp, trẻ mải chơi quên ăn, giờ ăn bị phân tâm bởi bạn bè trong lớp...
-       Khẩu vị thức ăn ở nhà trẻ khác với đồ ăn ở nhà cha mẹ nấu, bắt đầu là cảm giác buồn chán, ăn ít sau một thời gian dài hình thành biếng ăn ở trẻ
Giải pháp cho giai đoạn này là việc kết hợp giữa nhà trường cùng cha mẹ tìm ra nguyên nhân thực sự để uốn nắn và tập dần cho trẻ thích nghi với thay đổi mới. Kết hợp cùng nhà trường để thay đổi dần khẩu vị thức ăn của trẻ.Việc này thường gặp khó khăn từ yếu tố nhà trường. Vì một lúc chăm sóc cho nhiều trẻ nên không thể nấu mỗi trẻ một món ăn khác nhau, cha mẹ cần tập cho trẻ ăn ở nhà, kết hợp với lịch sinh hoạt trên nhà trường. Không làm gián đoạn các thói quen trẻ mới hình thành.
Biếng ăn thường bắt đầu từ nguyên nhân bệnh lý như mệt mỏi, ốm, lở miệng, đau lưỡi...gây chán ăn ở trẻ, nhưng do không được chữa trị được dứt điểm dẫn đến hình thành chứng biếng ăn kết hợp do cả tâm lý và bệnh lý. Biếng ăn kéo dài kéo theo những biến chứng khôn lường, từ việc trẻ không hấp thu được ít dinh dưỡng do lười ăn, dẫn tới hệ thống miễn dịch kém dễ mắc bệnh sau đó càng lười ăn hơn.Cha mẹ cần chú ý đến độ tuổi biếng ăn cũng như môi trường sống, khẩu vị thức ăn thay đổi mà có biện pháp uốn nắn và thay đổi đi kèm cho phù hợp với trẻ.
Sau đây là 4 giai đoạn cho bé ăn thức ăn bổ sung trên cơ sở phát triển khả năng vận động của bé  được Tổ chức Y Tế Thế Giới đưa ra:
  1. Giai đoạn 1: Tập cho bé ăn muỗng bằng cách cho bé ăn bột một hoặc hai lần trong ngày.
  2. Giai đoạn 2: Là giai đoạn bé làm quen với thức ăn dặm do các cơ năng đã phát triển.
  3. Giai đoạn 3: Bắt đầu cho bé ăn thức ăn dạng cục và dày. Lúc này, bé đã phát triển được những kỹ năng vận động cần thiết nên tập cho trẻ những món ăn dùng tay.
  4. Giai đoạn 4: Tự ăn và dần tham gia bữa ăn thông thường của gia đình
Dựa vào 4 giai đoạn trên mà cha mẹ tìm được phương pháp tập ăn cho trẻ tốt nhất, tránh việc cho trẻ ăn không có cơ sở dẫn đến biếng ăn ở trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top